MENU

Lễ cưới công giáo là lễ cưới của những người theo đạo Thiên Chúa, thường được tổ chức tại nhà thờ. Một lễ cưới Công giáo không chỉ bao gồm những phong tục cưới hỏi truyền thống của Việt Nam mà còn vô cùng khác biệt ở những nghi thức kết đôi chỉ có của Thiên Chúa giáo. Hãy cùng Nhà hàng Sen Vàng tìm hiểu tất tần tật về phong tục lễ cưới công giáo qua bài viết sau đây:

1. Phong tục lễ cưới Công giáo ở Việt Nam:

Lễ cưới Công giáo (hay còn có tên gọi “Bí Tích Hôn Phối”) là nghi thức lễ cưới của các cặp đôi theo đạo Thiên Chúa Giáo được cử hành riêng tại nhà thờ trước sự chứng kiến của Chúa và Cộng Đoàn. Đây được xem là một nét văn hóa thiêng liêng và độc đáo trong đời sống tôn giáo của cộng đồng người theo đạo Công giáo tại Việt Nam. 

Để cử hành một lễ cưới Công Giáo đúng chuẩn, được công nhận bởi gia đình và cộng đồng giáo dân, các cặp đôi sắp cưới cần phải đáp ứng được 3 điều kiện là:

  • Cô dâu hoặc chú rể phải là người theo đạo Công giáo Hoàn thành và có chứng chỉ khóa học giáo lý tiền hôn nhân do nhà thờ tổ chức trước đó khoảng 3-6 tháng.
  • Có giấy đăng ký kết hôn hợp pháp. 
  • Nếu cô dâu hoặc chú rể KHÔNG theo đạo Công giáo sau khi kết hôn, nghi thức đám cưới Công giáo ở nhà thờ lúc này sẽ được gọi là “Phép Chuẩn”. Thời gian diễn ra sẽ ngắn gọn và đơn giản hơn với sự làm chứng của một vài người. Trong trường hợp này, “Phép Chuẩn” là nghi thức được giáo quyền chuẩn bị trước để Thành Hôn cho 1 người đã chịu phép rửa tội và 1 người chưa được rửa tội. 

2. Nghi thức lễ cưới Công giáo trước ngày đám cưới:

Với nhiều tính chất thiêng liêng và ý nghĩa, để đảm bảo cho lễ cưới Công giáo được diễn ra suôn sẻ và chỉn chu các cặp đôi cần phải chuẩn bị khá nhiều thứ trước ngày đám cưới chính thức diễn ra, cụ thể như: 

2.1. Cặp đôi ra mắt Cha quản giáo xứ: 

Hôn nhân và tình cảm gia đình là những điều rất được coi trọng trong đạo Công giáo. Tình yêu và quyết định kết hôn của mỗi cặp đôi phải là điều tự nguyện đến từ hai phía và không bị ràng buộc hay thúc ép bởi bất kỳ yếu tố nào. Chính vì vậy, khi đôi bạn đã có quyết định đi đến đám cưới cần sớm có sự ra mắt gia đình hai bên để thông báo và khẳng định mối quan hệ tình cảm lứa đôi, đồng thời nhận được sự ủng hộ từ người lớn trong nhà. 

Sau khi ra mắt gia đình, cặp đôi sẽ tiếp tục đến trình diện Cha xứ nơi cô dâu, chú rể sinh sống. Cha xứ sẽ là người hướng dẫn hai bạn những việc cần làm cho một lễ cưới Công giáo đúng chuẩn và cách học giáo lý tiền hôn sao cho thuận tiện nhất. 

Thời điểm ra mắt lý tưởng nhất nên là 9 đến 12 tháng trước ngày dự định tổ chức đám cưới vì có khá nhiều thứ cần phải hoàn thành và chuẩn bị. 

2.2. Chọn ngày cử hành lễ cưới Công Giáo:

Bên cạnh ngày tổ chức lễ Dạm Ngõ, Vu Quy và Thành Hôn do gia đình quyết định. Ngày cử hành đám cưới Công giáo sẽ do chính Cha quản giáo xứ chọn riêng cho mỗi cặp đôi dựa trên lịch Công giáo. 

Các cặp đôi nên gặp Cha xứ xin định ngày làm lễ cưới Công giáo sau khi gia đình đã đồng ý và thống nhất thời gian làm các lễ cưới truyền thống để các mốc thời gian có thể phù hợp với nhau. 

2.3. Học giáo lý hôn nhân:

Giáo lý hôn nhân trong đạo Công giáo bao gồm những bài học về mối quan hệ hôn nhân, gia đình, các kiến thức sinh sản, giáo dục, trách nhiệm đối với vợ, chồng, gia đình, con cái và xã hội,… được giáo hội chuẩn bị cho các bạn trẻ trước khi bắt đầu xây dựng gia đình mới & được Cha cố thụ giảng. 

Thời gian học và lấy chứng chỉ giáo lý hôn nhân được quy định theo tôn giáo của đôi bạn, cụ thể:

  • Nếu cả hai bạn đều theo đạo Công giáo, thời gian học giáo lý sẽ là 12 buổi (tương đương với 6 tháng)
  • Nếu 1 trong 2 bạn không theo đạo Công giáo, cặp đôi sẽ phải liên hệ với Linh mục để xin “Đơn chuẩn hôn khác đạo”, sau đó người không theo đạo Công giáo sẽ phải đăng ký học thêm Giáo lý tân tòng khoảng 4 - 8 tháng trước khi học Giáo lý hôn nhân. Chính vì cần thực hiện nhiều bước hơn nên thời gian học Giáo lý hôn nhân trong trường hợp này thường kéo dài từ 10 - 12 tháng

Kết thúc khóa học Giáo lý hôn nhân, cặp đôi sẽ được cấp Chứng chỉ giáo lý hôn nhân do Linh mục quản xứ công nhận và xem như đủ 1 trong 3 điều kiện cử hành lễ cưới Công giáo.

2.4. Đăng ký Hôn Phối:

Để đăng ký Hôn Phối, dâu rể phải chuẩn bị một hồ sơ gửi đến nhà thờ nơi hai bạn muốn cử hành lễ cưới Công giáo. Khi đến gửi hồ sơ cho Cha xứ thụ lý, cặp đôi nên đi cùng cha hoặc mẹ hoặc người thân thiết nhất trong gia đình để trình diện. Việc đăng ký Hôn Phối có thể tiến hành ở nhà trai, nhà gái hay nơi hai bạn cư trú đều được. 

Khi trình diện Cha xứ để nộp hồ sơ đăng ký Hôn Phối, mỗi người sẽ lần lượt được gặp riêng Cha để trò chuyện và giải bày thắc mắc (nếu có). Cuối cùng, sau khi hồ sơ đăng ký được chấp nhận, Cha sẽ quyết định thời gian và địa điểm tổ chức lễ cưới Công giáo cho cặp đôi. 

Hồ sơ đăng ký Hôn Phối cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Giấy giới thiệu của Cha xứ nơi học Giáo lý hôn nhân;
  • Chứng chỉ Rửa tội mới nhất (< 6 tháng);
  • Chứng chỉ Thêm sức;
  • Chứng chỉ hoàn thành Giáo lý hôn nhân;
  • Giấy đăng ký kết hôn theo luật dân sự;
  • Sổ gia đình Công giáo (bản gốc);
  • Đối với hôn nhân khác đạo, cần thêm Giấy miễn chuẩn ngăn trở do Đấng Bản Quyền cấp.

2.5. Rao Hôn Phối: 

Sau khi Cha xứ thụ lý hồ sơ Hôn Phối xong, cặp đôi sẽ được yêu cầu điền Tờ khai Hôn Phối để Cha lập tờ Rao Hôn Phối và bắt đầu rao liên tiếp trong ba Chúa nhật ở cả hai bên giáo xứ nhà trai, nhà gái nơi đôi bạn đang cư trú. 

Mục đích của việc làm này là thông báo đến tất cả mọi người trong cộng đoàn biết về hôn lễ của đôi bạn, gửi lời cầu nguyện tốt lành và giải quyết những ngăn trở nếu có trước khi lễ cưới Công giáo được ấn định tổ chức. 

2.6. Gửi thiệp mời khách đến lễ cưới Công giáo:

So với các mẫu thiệp cưới truyền thống, thiệp mời tham dự đám cưới Công giáo thường có sự giản lược nhiều về màu sắc và cách trình bày thông tin. Thay các họa tiết hoa lá trang trí bình thường bằng những hình ảnh đặc trưng của đạo Thiên chúa như quyển kinh thánh, cây thánh giá, ngọn nến,… Trên thiệp in thêm những lời ban chúc của Chúa và đưa thông tin địa điểm nhà thờ nơi cô dâu - chú rể tổ chức lễ Hôn Phối lên đầu tiên để thể hiện sự biết ơn và trân trọng nghi thức cưới hỏi này, đồng thời tránh sự nhầm lẫn cho khách mời.

Bài viết liên quan:

Nghi thức lễ cưới Công giáo tại nhà thờ

Kinh nghiệm tổ chức đám cưới; tham khảo thông tin tiệc cưới tại Nhà hàng Sen Vàng

Kinh nghiệm đặt tiệc cưới Nhà hàng: Lựa chọn thực đơn món ăn

Những món tôn "best seller" của Nhà hàng Sen Vàng

Nhà hàng Sen Vàng - Golden Lotus

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Add: 105B Hà Huy Giáp, P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa - Đồng Nai.
Hotline: 0944 111 379 | Email: senvang.dldn@gmail.com
Website: nhahanggoldenlotus.com

Nhắn tin với Nhà hàng Sen Vàng Truy cập Fanpage Nhà hàng Sen Vàng

Chia sẻ với bạn bè

close

HOTLINE 24/7 

* Đặt tiệc - Hội nghị:  0944 111 379

   Email: senvang.dldn@gmail.com

   Facebook: Nhà hàng Golden Lotus